Quản trị viên - Ngày đăng 16/03/2022
Hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy phát điện giúp việc sử dụng máy hiệu quả hơn, bảo quản máy tốt hơn và kéo dài tuổi thọ hơn. Hãy tìm hiểu về điều này!
Máy phát điện đang trở thành thiết bị cần thiết cho nhiều cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhằm sử dụng cho mục đích dự phòng khi chập điện, mất điện đột ngột. Nhiều người vẫn luôn băn khoăn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về điều này, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.
Nói một cách đơn giản máy phát điện là thiết bị tạo ra điện năng. Lượng điện năng này chúng ta có thể sử dụng trong việc sản xuất kinh doanh, hoặc các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Công dụng chính của máy phát điện là: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện nhiều, máy phát điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự phòng điện khi xảy ra các sự cố cúp điện, thiếu điện, quá tải...
Vậy tại sao máy phát điện có thể tạo ra điện năng thì chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy phát điện để hiểu rõ hơn!
Nếu bạn biết cấu tạo máy phát điện, việc vận hành máy móc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cấu tạo của máy phát điện bao gồm nhiều bộ phận và chi tiết được lắp đặt với nhau. Cụ thể:
Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có thể nói đây là trái tim của máy phát điện. Nó chính là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu, khí thiên nhiên…
Thường kích thước của động cơ sẽ tỷ lệ thuận với công suất tối đa của máy phát điện.
Giá máy phát điện và chất lượng máy sẽ phụ thuộc nhiều vào động cơ. Chính vì thế bạn nên hết sức lưu ý và quan tâm đến bộ phận quan trọng này của máy.
Các dòng máy phát điện chất lượng cao tại Việt Nam đa số sử dụng động cơ từ các thương hiệu uy tín nổi tiếng trên thế giới như: Yanmar, Volvo, FPT, MTU, Kohler,... với chất lượng và tuổi thọ cao, vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các dòng máy này.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà bạn có thế chọn loại máy phát điện với động cơ phù hợp. Bạn nên được tư vấn trước khi chọn mua máy phát điện về các thông số kỹ thuật, lịch trình bảo trì để đảm bảo máy hoạt động tốt và nâng cao tuổi thọ của máy.
Đây được xem là bộ phận quan trọng thứ 2 trong cấu tạo của máy phát điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
Trong đầu phát có hai thành phần chính quan trọng nhất chính là ROTO và STATO.
Đây là nơi chứa nhiên liệu, nối dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu vào động cơ để động cơ có thể hoạt động. Hệ thống nhiên liệu gồm bình nhiên liệu, ống nối, bơm nhiên liệu, bình lọc, kim phun, ống thông gió… Mỗi bộ phận đều giữ một chức năng quan trọng. Chúng hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo nhiệm vụ cung cấp và điều phối nhiên liệu trong máy phát điện vận hành máy hoạt động trơn tru hơn.
Chức năng chính là điều khiển mọi hoạt động của tổ máy phát điện, bảo vệ và hiển thị và hòa đồng bộ.
Là bộ phận quy định mức điện áp đầu ra của máy. Có nhiệm vụ đảm bảo mức điện áp ở trong giới hạn cho phép, ổn định dòng điện trong các điều kiện khác nhau.
Máy phát điện khi vận hành sẽ bị nóng và ảnh hưởng đến hoạt động của máy, hệ thống làm mát sẽ đảm bảo cho máy phát điện bền bỉ, tăng năng suất hoạt động.
Bất cứ máy phát điện nào cũng phải có hệ thống bôi trơn hoạt động bằng dầu với công dụng bôi trơn động cơ giúp máy hoạt động bền bỉ và êm ái trong thời gian dài, nhờ thế kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Nhiệm vụ của bộ sạc là giữ cho pin của chiếc máy phát luôn đầy ắp, không làm gián đoạn máy phát giữa chừng.
Bảo vệ máy và, giảm tiếng ồn khi máy hoạt động. Thông thường độ ồn đạt tiêu chuẩn khoảng 75dba ±3 khoảng cách 7m không gian mở.
Hệ thống xả có vai trò là xử lý lượng khí thải - kết quả của quá trình hoạt động của chiếc máy. Và nó còn kết nối chặt chẽ với các động cơ nhằm giảm thiểu tình trạng rung khi máy đang hoạt động và bảo vệ được hệ thống xả. Gang, thép và sắt cao cấp là chất liệu dùng để cấu tạo hệ thống xả.
Máy phát điện xoay chiều 1 pha bao gồm 2 bộ phận chính:
Máy phát điện 1 pha thường hoạt động với công suất thấp. Nên thông thường, máy được sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày là chính. Đối tượng hay sử dụng loại máy này là các hộ gia đình hoặc cửa hàng nhỏ.
Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều ( cùng biên độ cùng tần số, nhưng lệch pha nhau ⅔). Ba cuộn dây của phần ứng đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn trên Stato.
Với cấu tạo như vậy, máy phát điện 3 pha phù hợp để sử dụng ở những phân xưởng lớn, khu công nghiệp, khu chung cư,... mà cần nguồn điện công suất lớn.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện chính là dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ.
Có thể hiểu là khi hoạt động tác động khiến nam châm hay cuộn dây quay tròn. Nó sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Nếu hiện tượng tăng giảm ấy xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng xuất hiện. Đồng thời dòng điện ấy cũng luân phiên đổi chiều.
Ngoài nguyên tắc cảm ứng điện từ thì máy phát điện còn hoạt động dựa vào lực từ trường khi tác dụng lên dòng điện.
>>> Xem thêm:
Để có thể chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu điện năng của bạn, theo Hữu Toàn, bạn có thể tham khảo 1 số tiêu chí khi chọn máy:
Trên đây là những thông tin bổ ích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện. Tìm hiểu chúng sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cơ chế vận hành của nó. Từ đó nắm bắt và ghi nhớ để sử dụng máy hiệu quả hơn. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các sản phẩm máy nổ dự phòng, có thể liên trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, báo giá sản phẩm:
Xem thêm: Tìm hiểu về công suất máy phát điện